Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chùa Trầm Hương

13 Tháng Giêng 201721:01(Xem: 5873)
Chùa Trầm Hương
CHÙA TRẦM HƯƠNG

 

 

Ni sư đạo hiệu là Hạnh Tấn, quê quán Quảng Ngãi, vào Nam từ những năm đầu thập niên 1980, lập am thất tĩnh tu trên vùng đất thiêng của Đại Tùng Lâm

Thời gian đầu, chỉ một mình, Sư không cần tài chánh để sinh hoạt: chỉ trồng rau quanh thất sống qua ngày mà giữ đạo, hành đạo. Sau, từ năm 1985, nhân có vài người xin xuất gia, lại muốn đệ tử được học hành đầy đủ, vượt khỏi hoàn cảnh từ chùa quê ngày xưa của mình, Sư đã làm nhang để độ nhật, nuôi chúng. Bấy giờ làm nhang bằng tay, phải tốn nhiều thời gian mới có đủ nhang đi bán. Cho đến năm 2013 Sư mới sắm được máy se nhang bằng điện, tăng được năng suất gấp 5 lần so với thời gian làm bằng thủ công. 

Với ý nguyện nâng đỡ lớp hậu sinh trong việc học hành, Sư đã chịu khó gánh nhang, chở nhang đi bán gần-xa; có khi đi xe lên tận Sài-gòn để bán tại các chợ hoặc bán lẻ tại các chùa. Các sư cô đệ tử nhờ đó được đi học các trường trung cấp phổ thông ở ngoài, trung cấp Phật học tại địa phương, cho đến tham dự đại học Phật giáo tại Học viện TP. HCM (Viện Đại Học Vạn Hạnh cũ).  

Đời sống đạm bạc khó khăn của ngôi tịnh thất nghèo không phải người xuất gia nào cũng vượt qua được. Đã có những sư cô trẻ rời bỏ tịnh thất, hoàn tục hoặc tìm nơi chốn tu học khác an nhàn hơn. Nay hàng đệ tử  chỉ còn hai vị, mà một trong các sư cô đang tu tập tại tịnh thất với Ni sư Hạnh Tấn là Sư cô Thích Nữ Nhuận Định (Sư cô kia đang đi học xa). Sư cô Nhuận Định từng vừa học vừa phụ giúp Sư làm nhang. Sư cô cũng đã trải qua những ngày cực nhọc chở nhang đi bán. Nhất là vào những ngày cận Tết, Sư cô Nhuận Định đã phải rời mái Học viện về tịnh thất, ngày đêm cặm cụi làm nhang rồi đem về Sài-gòn, trải tấm nhựa xuống lề đường, bày nhang bán từng lọn, từng bó cho dân thành phố. Trải bao năm như thế, cuối cùng Sư cô cũng đã tốt nghiệp Cử nhân Phật học Khóa 7 (2007 - 2011) tại Học viện, và lấy thêm Văn bằng 2 Khóa 8 (2013), trở về tịnh thất, nối nghiệp sư phụ để chăm lo việc hướng dẫn phật-tử địa phương tu tập

Hiện nay Ni sư Hạnh Tấn cũng đã già yếu, lại có bệnh nan y. Sư không có ý phát triển cơ sở nguy nga, to lớn, nhưng theo lời Sư nói, ít nhất cũng phải để lại một ngôi chùa nhỏ vừa đủ cho đệ tử có nơi an cư, tiếp nối việc hoằng pháp độ sanh. Mà ngôi chánh điện khiêm tốn xây dựng gần 40 năm trước, nay đã tường nứt, mái dột, khiến Sư không yên lòng.  

Sư đã xin được giấy phép xây cất lại ngôi chánh điện để thay cho chánh điệnmục nát, nhỏ hẹp, vốn chỉ dành cho Ni chúng trong chùa. Sau nhiều năm sinh hoạt với quần chúng phật-tử, ngôi chánh điện của tịnh thất cũng cần mở rộng thêm, cũng như tịnh thất Hạnh Tấn sẽ đổi thành Chùa Bảo Sơn (lấy chữ đầu là "Bảo" theo tên ngôi chùa Tổ tại Hội An là chùa Bảo Thắng, nơi Sư thí phát, xuất gia; và "Sơn" là vì chùa nằm gần Núi Dinh, Thị Vải). Hiện nay, Chùa Bảo Sơn vẫn duy trì việc làm nhang để độ nhật vì sự cúng dường của phật-tử nghèo trong vùng không đủ để trang trải các chi phí, nói gì đến việc xây lại ngôi chánh điện với kinh phí dự trù là 600 triệu đồng VN (khoảng 30 nghìn Mỹ kim). 

Vào tháng 5.2015, Sư đã nhờ tôi kêu gọi giúp xây lại ngôi chánh điện đang thời kỳ suy sụp, xuống cấp, mà mãi đến hôm nay tôi mới đặt bút để viết về ngôi Tam Bảo nầy. 

Lý do có sự chậm trễ này thì tôi đã giải thích, mong Sư và Sư cô nhẫn nại, chờ đợi. Nguyên là vào tháng 4.2016, chuẩn bị vận động để xây chánh điện Chùa Bảo Sơn thì xảy ra vụ Formosa - Hà Tĩnh, cá chết hàng loạt dọc suốt 120 km bờ biển Việt Nam, làm cho hàng triệu ngư dân và cư dân duyên hải bị thiệt hại; tiếp đến lại xảy ra lũ lụt miền Trung khiến hàng trăm ngàn dân khốn đốn, mất nhà cửa, tài sản, thiếu ăn, mất mùa... Trước tình hình như thế tôi chỉ có thể tận sức mình để chăm lo việc lạc quyên cứu trợ nạn nhân lũ lụt, không thể lo việc vận động xây chùa.  

Nay vụ Formosa tuy vẫn còn là một vấn nạn cho người dân nhưng cũng đã tạm thời lắng xuống; còn lũ lụt miền Trung cũng dần dần được khắc phục với sự chung tay trợ giúp của nhiều cá nhân, tổ chức xã hội, tôn giáo, trong nước và hải ngoại; tôi mới bình tâm ghi lại những dòng nầy.  

Thứ nhất là để giữ lời hứa với Sư: dựng lại ngôi chánh điện để dành cho thế hệ kế thừa; thứ hai, tôi cũng muốn Sư được yên lòng trước khi ngọn gió vô thường lão bệnh thổi qua ngôi tịnh thất nhỏ bé ấy. 

Và thứ ba, là điều tôi tâm đắc, muốn trân trọng ghi xuống nơi đây tâm nguyện và ý chỉ hành đạo mà Sư đã dạy cho đệ tử trong sự tu tập lẫn việc sinh kế hàng ngày là sản xuất nhang. 

Suốt quãng đời mấy chục năm xuất gia, Sư chuyên tâm niệm Phật ngày đêm; đặc biệt tôn thờ Đức Quán Thế Âm Bồ-tát như là biểu tượng cao đẹp mà cụ thể nhất trong cõi ta-bà. Việc se nhang, bán nhang để có lợi nhuận nuôi chúng của Sư cũng không đơn giản, và không giống như những cơ sở làm nhang khác. Sư đã biến việc làm nhang trở thành một hạnh nguyện: từ lúc khởi sự trộn bột, tẩm màu chân nhang, cho đến khi se từng cây nhang, phơi nhang, Sư đều đặt vào đó lời nguyện cho những ai cầm đến cây nhang, thắp lên cây nhang, đều nhờ nhân duyên xông ướp trầm hương tán thán đức hạnh của Tam Bảo, mà phát tâm chuyên tu Giới, Định, Huệ. Mỗi cây nhang từ nơi tịnh thất nầy gửi đi là gửi cả tâm nguyện của người xuất gia theo đó, nguyện cho mọi người, cho chúng sanh thoát ly khổ hải, đạt đến an vui giải thoát.

 Cảm kích tâm nguyện cao đẹp của Sư, tôi liên tưởng một hình ảnh đẹp, một cái tên đẹp khi nhắc về ngôi chùa này, ngoài tên Bảo Sơn, đó là "Chùa Trầm Hương."

 

Xông ướp tâm hương cúng dường

Nhang trầm gửi người muôn phương

Gieo duyên Tam Bảo đời đời

Đẹp thay hạnh nguyện Bảo Sơn.

 

Và cũng với niềm cảm kích ấy, nhân dịp lễ vía Đức Phật Thích Ca Thành Đạo, và cũng là những ngày cuối năm, sắp qua năm mới, tôi không ngần ngại viết lời kêu gọi nầy, kính mong chư tôn đức và đạo hữu gần-xa, dù có đến được hay không, hãy ghi thêm tên ngôi chùa nầy trong danh sách hành hương đầu năm của quý vị, từ bi hoan hỷ góp lời cầu nguyện, khuyến khích, ủng hộ tinh thần, và yểm trợ tịnh tài để Ni Sư Thích Nữ Hạnh Tấn thành tựu ước nguyện xây lại ngôi chánh điện nơi đây. 

Đốt trầm hương, cung kính đảnh lễ chư tôn đức, và thành kính tri ân công đức đóng góp của chư thiện hữu bốn phương.

 

California, ngày 05.01.2017

Vĩnh Hảo

 

Mọi thư từ liên lạc, chi phiếu ủng hộ xây cất,

xin gửi / gọi về:

SƯ CÔ THÍCH NỮ NHUẬN ĐỊNH

(NGUYỄN THỊ TRẦM HƯƠNG)

CHÙA BẢO SƠN

Thị trấn Phú Mỹ, huyện Tân Thành,

tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Số tài khoản: 008 1000 623 767

Ngân hàng Vietcombank, Chi nhánh Bà Rịa Vũng Tàu

 

Điện thoại di động:

0903096610 (Ni Sư Thích Nữ Hạnh Tấn)

0903096610 (Sư cô Thích Nữ Nhuận Định)

 ---oOo---

 Sau đây là một số hình ảnh của Tịnh Thất Hạnh Tấn,

tức Chùa Bảo Sơn, thị trấn Phú Mỹ, huyện Tân Thành,

tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu:

 
ChuaTramHuong (1)
ChuaTramHuong (2)Tôn tượng Quán Âm lộ thiên trước ngôi chánh điện nhỏ hẹp

của Chùa Bảo Sơn

ChuaTramHuong (3)
 Chánh điện lợp mái tôn, chiều ngang 4 mét
ChuaTramHuong (4)Chánh điện Chùa Bảo Sơn, trần nhà bị nứt, dột

ChuaTramHuong (5)Tường vách cũng nứt nẻ

ChuaTramHuong (6)

Loang lổ

ChuaTramHuong (7)

Bên hông chánh điện, cửa mở vào nhà hậu Tổ

ChuaTramHuong (8)
ChuaTramHuong (9)
Ni Sư Hạnh Tấn (phải) và Sư Cô Nhuận Định (trái)

ChuaTramHuong (10)

Ni sư Hạnh Tấn cho biết thời gian đầu chỉ se nhang bằng tay;

về sau mới có được máy làm nhang, đỡ nhọc hơn;

nhưng máy se nhang của Sư là máy mua lại, đã là loại lỗi thời hiện nay.

ChuaTramHuong (11)

ChuaTramHuong (12)Ni sư đang giải thích cách trộn bột, se nhang ChuaTramHuong (13)

Một thời kinh ở Chùa Bảo Sơn

 ChuaTramHuong (14)

Nhuộm chân nhang, phơi ChuaTramHuong (15)

Phật tử hành hương dịp Tết Bính Thân

Bảng tên Chùa Bảo Sơn đã được dựng lên

 
{Xem thêm bài và hình ảnh: Bản PDF}


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10143)
Tu hành quan trọng là phải thấy được cốt lõi trọng yếu và giữ ở mức trung đạo, không để nghiêng lệch qua bất cứ bên nào.
(Xem: 9548)
Theo tuệ giác Thế Tôn, nếu hai người tu tập như nhau cùng giữ giới đức và có trí tuệ hiểu biết ngang nhau, nhưng về ...
(Xem: 9932)
Là người Phật tử, con của Đấng Giác Ngộ, chúng ta phải có đức tin chơn chánh, được đặt nền tảng trên sự hiểu biết đúng đắnsáng suốt.
(Xem: 8765)
Người cúng dường thì được phước báo không nghèo khổ, người tùy hỷ thì được phước báu không ganh tị tật đố, bởi vì...
(Xem: 8501)
Bố thí là nền tảng cơ bản để kết nối yêu thương, sẻ chia cuộc sống nhằm làm vơi bớt nỗi đau bất hạnh của...
(Xem: 10001)
Trong cuộc sống của chúng ta từ người có quyền hạn cao nhất cho đến thứ dân bần cùng, mỗi người đều có một trách nhiệm riêng gắn liền với ...
(Xem: 9968)
Gieo trồng công đức nơi Tam bảo là “ba căn lành chẳng thể cùng tận, đến được Niết-bàn”.
(Xem: 9381)
Làm chủ căn tai là biết chọn lọc, biết lựa chọn, biết nghe những điều hay lẽ phải, biết “bỏ ngoài tai” những lời gian dối, dua nịnh...
(Xem: 10543)
Đời là khổ và con người vì “chấp ngã” tự ràng buộc mình, nên Đức Phật mới chỉ ra con đường giải thoát.
(Xem: 9027)
Người biết gieo trồng phước đức trước tiên là họ sống an vui hạnh phúcthoải mái đầy đủ cả hai mặt vật chất lẫn tinh thần, họ sẽ là người giàu có trong hiện tạimai sau.
(Xem: 10395)
Phước đức không do thần linh, trời đất ban cho, mà do ông bà, cha mẹ mình tạo ra trong quá khứ và do chính mình tạo ra trong hiện tại.
(Xem: 11187)
Ở đời, chúng ta thường quên đi những gì chúng ta đã có và đang có, con người thật là mâu thuẫn, chỉ biết tìm kiếm thêm mà không biết quan tâm đến người khác.
(Xem: 8406)
Điều làm nên sự vĩ đại khởi đầu bằng tình thương, diễn tiến trong tình thương, và nếu có chăng một kết thúc thì cũng kết thúc trong tình thương.
(Xem: 12521)
Tâm giác ngộ là lẽ thật thiết yếu, phổ quát. Tư tưởng thuần khiết nhất này là nguyện ước và ý chí đưa tất cả chúng sanh đến
(Xem: 10119)
Khi chúng ta không lo âu, sợ hãi v.v… thì bình an xuất hiện. Tuy cùng gói gọn trong chữ bình an nhưng trạng thái bình an ở mỗi người không như nhau.
(Xem: 8407)
Cách thời Phật hiện tiền khoảng một trăm năm có vua A-dục, do có tài nên ông ta bình thiên hạ dễ dàng nhưng ...
(Xem: 9618)
Phật pháp có nhiều cách để tu tậphành trì. Hôm nay, chúng ta rút ra bốn điều căn bản để mỗi người tự chiêm nghiệm và quán xét,
(Xem: 9465)
Không phải độc nhất chỉ có Thiền mới ngộ. Tất cả chúng ta đều nhiều lúc bừng ngộ chút ít trong những lần trí tuệ bản thân mình bất chợt kinh ngạc...
(Xem: 8091)
Đức Phật dạy rằng, mỗi người chúng ta có sáu căn, tức là sáu bộ phận cảm nhận, thấy nghe, hay biết là (mắt-tai-mũi-lưỡi-thân-ý).
(Xem: 9936)
Chúng ta sinh ra trong cõi Dục nên nghiệp tham áibản chất của con người.
(Xem: 9189)
Tôi không biết là mình đã bắt đầu đọc sách của Thầy Nhất Hạnh lúc nào, nhưng sớm nhất có thể là vào năm 1964 khi tôi mới vào chùa.
(Xem: 13285)
Xin nguyện cầu hồng ân Chư Phật phóng quang tiếp độ hương linh Bác Diệu Nhụy sớm vãng sanh về miền Cực Lạc.
(Xem: 9506)
Đức Phật dạy chúng ta phải nhìn vào thân, quán chiếu về thân và thấu hiểu được bản chất của nó.
(Xem: 8637)
Người xưa do kinh nghiệm một đời, đã từng học hỏi cổ nhân qua sách vỡ và thực tiển, nên các ngài lúc nào cũng
(Xem: 10274)
Hãy tu tập tâm từ với chính bản thân mình trước, với tâm nguyện sau này chia sẻ tâm từ đó với người khác.
(Xem: 8617)
Thiền tập giúp chúng ta thanh lọc các phiền muộn khổ đau do ham muốn quá đáng như tham lam, sân hậnsi mê, ganh ghét tật đố, ích kỷ, bỏn sẻn…..
(Xem: 8604)
Thân này vốn dĩ tạm bợ, thân chỉ là phần phụ vì tâm đoan chánh, ngay thẳng mới quyết định nghiệp tốt hay nghiệp xấu.
(Xem: 14141)
Chánh tinh tấn là chi thứ 6 trong Bát Chánh Đạo, có nghĩa là tinh tấn, nỗ lực, cố gắng đúng theo chánh pháp;
(Xem: 10145)
Cuộc sống với biết bao thăng trầm được mất, nên hư, thành bại, người ý thức được nguyên lý nhân-duyên-quả là điều hiếm có.
(Xem: 8549)
Sống trong pháp giới Hoa Nghiêm là sống trong “tánh khởi” hay trong Nhất Tâm của tất cả chúng sanhthế giới.
(Xem: 11436)
Thế gian này không phải ai cũng sẵn sàng cho đi, chỉ có những người đã ý thức được đạo lý nhân quả và...
(Xem: 11769)
Trên thế gian có người vật chất đầy đủ, nhưng họ luôn lấy công việc làm vui, lòng họ luôn vui vẻ rộng mở tấm lòng để giúp đỡ người khác.
(Xem: 8721)
Quan sát cuộc sống, chúng ta dễ dàng thấy đời người mong manh, nay còn mai mất, vô thường nhanh chóng chẳng chừa ai.
(Xem: 8067)
Tài sản do mồ hôi và công khó làm ra, vì thế người con Phật phải hết sức trân quý, chi tiêu đúng mực, đúng chỗ để làm lợi ích cho mình và cho người.
(Xem: 9314)
Trẫm có điều thắc mắc. Chúng sanh trong thế gian này có nhiều loài, nhiều loại; như đàn ông, đàn bà, bàng sanh...
(Xem: 10371)
Giá trị một con người xuất phát từ nội tâm chứ không phải những thứ bề ngoài, lao tâm khổ sở vì nó thật là điều bất hạnh nhất trên đời.
(Xem: 8660)
Đạo Phậttư tưởng xuất thế gian nhưng lại có chủ trương đi vào cuộc đời, để sẵn sàng chia vui sớt khổ cùng với tất cả muôn loài.
(Xem: 8758)
Nhờ hiểu được lý nhân duyên, con người dễ dàng thông cảm, khoan dung, tha thứ, do đó mà bớt chấp ngã, thấy ai cũng là người thân...
(Xem: 16017)
Sống Với Năm Nhân Tính Căn Bản - Live With Five Basic Principles of Human Nature, Tỳ Kheo Thích Minh Điền Soạn Viết, Thánh Tri dịch Việt sang Anh
(Xem: 9843)
hương pháp công hiệu nhất để tịnh hóa nghiệp phiền nãothực hành thanh tịnh nghiệp chướng bằng minh chú Kim Cang Tát Đỏa.
(Xem: 11357)
Đức Phật hơn 25 thế kỷ trước là bậc Giác Ngộ, Trí Tuệ đã ý thức được lợi ích của cây xanh cực kỳ quan trọng với sự sống của con người nói riêng và muôn loài nói chung.
(Xem: 10158)
Chánh pháp như ngọn đèn sáng xua tan bóng tối phiền não. Phiền não của chúng sinh thì nhiều vô lượng vô biên,
(Xem: 8317)
Đạo Phật đã hướng dẫn cho chúng ta thấu hiểu lý nhân quả để mỗi người sống có trách nhiệm hơn về...
(Xem: 9234)
Theo Phật giáo, con người là hợp thể năm uẩn, gồm sắc (thân) và thọ, tưởng, hành, thức (tâm). Khi một người chết đi, phần quan trọng nhất là tâm thức thì theo nghiệp tái sinh.
(Xem: 9960)
Xuất gia không có nghĩa là sự trốn chạy cuộc đời, không có nghĩa là từ bỏ cuộc sống hiện tạilẩn trốn mọi ràng buộc.
(Xem: 8560)
Nhân quả nghiệp báo rất công bằng, làm phước thì được an vui hạnh phúc, làm ác thì phải chịu quả báo khổ đau.
(Xem: 12088)
Trong đời sống hàng ngày, những ai có khả năng giúp chúng ta phát triển tín, giới, văn, thí, tuệ thì họ chính là thiện tri thức
(Xem: 9402)
Trong nỗi đau khổ cùng cực của chúng ta, chúng ta cũng nên xem xét một quan điểm về tâm linh nữa.
(Xem: 16083)
Vọng tưởng, vọng niệmcăn bản của mọi tạp niệm, nó là hạt giống tích tụ trong tàng thức, luân lưu như một giòng sông, như mạch nước ngầm;
(Xem: 7926)
Người Phật tử chân chính, cần phải biết rõ tội phước để tìm cách tránh dữ làm lành, nếu tu hành mà không biết rõ tội phước thì chúng ta khó bề thăng tiến
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant